3 yếu tố then chốt trong điều trị bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một trong những
căn bệnh mãn tính không lây có tỷ lệ mắc bệnh phổ biến và đặc biệt nguy
hiểm bởi những cơn tăng huyết áp đột ngột là nguyên nhân chính gây đột
quỵ, có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Tuy nhiên, cho đền nay người
ta vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp nguyên phát nên các
thuốc dùng trong điều trị chỉ giải quyết được triệu chứng tăng huyết áp
trong ngắn hạn, nên cần phải kết hợp với các biện pháp khác để đạt hiệu
quả cao trong quá trình điều trị.
Bệnh huyết áp và các yếu tố nguy cơ:
1. Gọi huyết áp tăng khi nào?
Theo quy định của tổ chức y
tế thế giới (WHO) huyết áp được coi là tăng khi huyết áp 160/95mm Hg,
từ >140/90 đến <160/95mm Hg được coi là tăng huyết áp giới hạn
(Hypertension Limite).
Huyết áp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố như: gắng sứ, xúc cảm, các hoạt động trong ngày hoặc các yếu tố về
môi trường như : tiếng ồn, nhiệt độ và trạng thái thần kinh, tư thế đứng
hay thậm chí sự có mặt của thầy thuốc đến khám cũng có thể làm huyết áp
tăng cao.
2. Các yếu tố đe dọa tăng huyết áp:
- Chế độ ăn: do ăn mặn, có chứa nhiều mối naCl thường dẫn đến tăng tần suất mắc bệnh cao huyết áp.
- Thuốc lá: Nicotin có thể gây co mạch, kích thích tăng tiết Catecholamin, Cacbon Oxyt … gây tổ thương nội mạc thành mạch.
- Rượu: kích thích tăng huyết áp, làm mất cảm giác tác dụng của các thuốc chữa bệnh tăng huyết áp.
- Thể trạng: người béo phì dễ tăng huyết áp hơn người ngầy.
- Yếu tố di truyền: tăng huyết áp có
tính gia đình ( có nghĩa là 50% số người có người thân, nhất là cha mẹ
bị tăng huyết áp dễ trở thành bệnh nhân của chính căn bệnh này)
_ Sanh chấn Tâm lý kéo dài, stress dồn dập gây tăng huyết áp.
- bệnh đái tháo đường type 2 : 30% - 50% bị tăng huyết áp.
3. Các giai đoạn tiến triển bệnh tăng huyết áp:
Bệnh tăng huyết áp là một
bệnh mãn tính vì thế có thể tiến triển kéo dài trong vài chục năm, khiến
người bệnh phải chung sống cả đời với căn bệnh này. Nếu điều trị tốt ,
huyết áp sẽ được điều chỉnh và có thể trở lại bình thường. Ngượi lại nếu
không được điều trị trong thời gian dài, bệnh có thể biến triển sang
giai đoạn II với các tổn thương ở tim, đáy mắt, thận…
Trong giai đoạn II này nếu điều trị
tốt thì bệnh có thể phục hồi nhưng không hoàn toàn bớt bệnh. Nếu không
được điều trị tốt thì bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn II với các biến
chứng: suy tim, tai biến mạch máu não, suy thận… Lúc này, bệnh trở nên
rất nặng, không thể hồi phục được, có thể gây tử vong hay tàn phế.
Căn bệnh này có thể làm giảm tuổi thọ
từ 10 - 20 năm và nguy cơ biến chứng có thể xảy ra sau 7 - 10 năm nếu
không được điều trị tốt.
3 yếu tố then chốt mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị
1. Thuốc: Đối với bệnh tăng
huyết áp thì thuốc dùng trong diều trị đóng vai trò giải quyết triệu
chứng tăng huyết áp ngay lúc đó, có tác dụng ngắn hạn nhưng nếu ngừng
thuốc thì huyết áp tăng lại và bệnh vẫn tiến triển, nên ngoài thuốc cần
phải kết hợp với các biện pháp khác.
2. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi:
cần có chế độ ăn giảm mối, giảm cholesterol, không hút thuốc, không uống
rựu kết hợp với chế độ tập luyện phù hợp với tuổi tác và giai đoạn
bệnh. Ngoài ra, cần có các chế độ làm việc - sinh hoạt hợp lý, tránh
gắng sức, dùng thể lực mạnh và stress thần kinh.
3. Bổ sung thực phẩm chức năng :
sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng nhằm phòng ngừa nguy cơ đột quỵ,
suy mạch vành, nhồi máu cơ tim và chống gốc tự do với các nhóm thực phẩm
chức năng có nhiều vitamin C, vitamin nhóm B, chất xơ, acid béo chưa
no, sản phẩm có CoQ10, L-Aginine.
Nguồn: http://benhhuyetap.anhvu.net
|